Nuôi cá trong hệ thống Aquaponics ghi nhận một tốc độ tăng trưởng tuyệt vời ơ một số loài. Các loài cá thích hợp cho nuôi aquaponic bao gồm: cá rô phi, cá chép thông thường, cá chép bạc, cá trắm cỏ, cá chẽm, cá rô, cá da trơn, cá hồi, cá tuyết, và cá vược miệng rộng.
I, Chuẩn bị bể nuôi cá trong hệ thống Aquaponics:
Hệ thống trồng rau nuôi cá Aquaponics của Tâm Sạch lắp đặt và thi công sử dụng chất liệu nhựa tổng hợp, độ bền với thời gian cũng như điều kiện ngoài trời lên đến 10 năm
Ngoài ra, bạn có thể tự xây bể cá cho hệ thốngAquaponics hoặc tận dụng vật dụng thích hợp có sẵn để làm bể cá cho hệ thống Aquaponics
Thể tích bể cá trong hệ Aquaponics rơi vào khoảng 0.7-1.5 thể tích tổng các khay rau.
Bể cá cần che sáng để hạn chế tảo phát triển nhưng cũng không nên để quá tối khiến cá stress.
Cần phơi nước trong bể tầm 3-10 ngày trước khi thả cá vào bể để loại bỏ các chất đốc gây hại cho cá.
Nước ví như mạch máu của hệ aquaponic, nó cung cấp dinh dưỡng cho thực vật, làm chỗ ở và cung cấp oxy cho cá. Vì vậy, nước là một trong những vấn đề quan trọng cần phải hiểu hiểu và nắm rõ trước khi tiến hành nuôi cá trong hệ thống Aquaponics
1, Năm thông số quan trọng về chất lượng nước để nuôi cá:
- Oxy hoà tan (DO): Một số loài cá có thể chịu được mức oxy hòa tan từ 2-3 mg/lít, nhưng sẽ an toàn hơn khi có mức oxy cao. Mức oxy hòa tan tối ưu là 5-8 mg/lít.
- Độ pH: độ pH lý tưởng trong hệ thống aquaponic là từ 6 – 7. Dải pH lý tưởng này sẽ giữ cho vi khuẩn hoạt động ở công suất cao, đồng thời cho phép cây trồng tiếp cận đầy đủ các vi chất và vi lượng cần thiết.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ tối ưu cho aquaponics là từ 18-30°C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến độc tính của amoniac cho cá và lượng oxy hòa tan.
- Lượng nitơ: Các chỉ số Nitơ là thông số chất lượng quan trọng thứ tư trong Aquaponics. Trong hệ thống aquaponics nồng độ amoniac và nitrit phải ở mức gần bằng không hoặc tối đa là 0,25-1,0 mg/lít.
- Độ kiềm của nước: Độ cứng của nước bao gồm độ cứng tổng (GH) và độ cứng cacbonat (KH).GH không tác động lớn đến aquaponics ngược lại KH lại tác động khá nhiều đến aquaponics. Mức tối ưu cho cả GH và KH là khoảng 60 -140 mg/lít. Nhưng điều quan trọng là nước bổ sung cho aquaponic phải có nồng độ KH thích hợp nhằm trung hòa axit nitric trong quá trình nitrat hóa.
Tất cả thông số đều ảnh hưởng đến sinh vật trong hệ sinh thái aquaponics (cá, thực vật và vi khuẩn). Tìm hiểu được tác động của mỗi thông số và quản lý thực tế rất đơn giản nhờ sự trợ giúp của các bộ dụng cụ thử nghiệm chất lượng nước.
2, Thả cá vào bể mới
Thả cá giống vào bể mới rất dễ gây stress, đặc biệt là khi cá được vận chuyển bằng túi hoặc thùng nhỏ. Vì vậy khi thả cá mới vào bể cố gắng loại bỏ các yếu tố gây stress có thể làm cá chết như chênh lệch nhiệt độ và pH giữa nước cũ và nước mới.
Nếu chênh lệch pH lớn hơn 0.5 thì cá cần ít nhất 24h để điều chỉnh, đối với nhiệt độ thì chỉ cần 15 phút.
II, Lựa chọn cá nuôi trong hệ thống Aquaponics tại Việt Nam:
1, Cá rô phi
Có nguồn gốc từ Đông Phi, cá rô phi là một trong những loài nước ngọt phổ biến nhất để phát triển trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản trên toàn thế
Rô phi có khả năng chống chịu mầm bệnh và ký sinh trùng tốt. Chúng có thể sống ở nhiều môi trường nước khác nhau kể cả những nơi chất lượng nước rất kém.
2, Cá rô đồng
Cá rô đồng giống là loài cá cực khoẻ, dễ nuôi và được nhiều người chọn nuôi tại nhà. Cá rô đồng là loài cá sống trong môi trường nước ngọt, Thịt cá rô đồng béo, thơm, dai, ngon và có giá trị thương phẩm cao.
3, Cá trê
Cá trê là loài cá nước ngọt, trong tự nhiên, cá trê sống chủ yếu ở ao, hồ, sông, suối… ở tầng đáy bùn lầy.
Cá trê là loài cá dễ nuôi và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, cần lưu ý cá trê là loài ăn tạp, không nên nuôi chung với các loài cá khác vì cá trê có thể tấn công và ăn thịt các loài thuỷ sinh nhỉ bé hơn.
4, Cá tai tượng
Cá tai tượng giống phân bố ở vùng đồng bằng Nam Bộ , sống ở vùng nước lặng, nhiều cây thủy sinh.
Đây là loài cá chiều cao, miệng rộng và nhọn, dưới dụng có 2 sợi vây kéo dài thành râu.
Thịt cá tai tượng mang lại một hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khoẻ.
5, Cá diêu hồng
Cá diêu hồng giống được nuôi nhiều ở ngoài hồ nươc ngọt cũng như các bể cá gia đình
Trong khi lập kế hoạch cho một hệ thống aquaponics, điều quan trọng là phải đánh giá được chất lượng cá từ các nhà cung cấp giống địa phương có uy tín.
Tâm Sạch chuyên cung cấp các loại cá giống đặc biệt các loại cá chuyên nuôi cho hệ thống Aquaponics
III, Nuôi tôm trong hệ thống Aquaponics:
Tôm càng xanh rất thích hợp để nuôi kết hợp với cá trong aquaponic. Nó tiêu thụ thức ăn cho cá, chất thải của cá và bất kỳ vật liệu hữu cơ nào tìm thấy trong nước hoặc dưới đáy.
Như vậy, chúng giúp làm sạch và hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình phân hủy chất thải hữu cơ. Tốt hơn là nuôi tôm và cá kết hợp trong một hệ thống aquaponic, vì tôm không thể được nuôi với mật độ đủ cao để tạo ra chất thải đầy đủ cho cây. Tôm có tính bảo vệ lãnh thổ, vì vậy chúng cần phân bổ đáng kể không gian trú ngụ cho tôm.
Một số hệ thống nuôi ghép với cá rô phi đã được thử nghiệm với mức độ thành công khác nhau, mặc dù số lượng cá thể có thể được thả là thấp. Hầu hết tôm có nhu cầu về chất lượng nước tốt tương tự cá.
Trong điều kiện lý tưởng, tôm có chu kỳ tăng trưởng bốn tháng, có nghĩa là về mặt lý thuyết có thể nuôi ba vụ 1năm. Tôm giống cần phải được mua từ một trại giống vì tôm giống chỉ được khuyến nghị cho các chuyên gia.
Tôm có thể ăn rễ cây, nên chỉ nuôi tôm trong bể cá.
Khi cần tư vấn về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rau sạch, nuôi cá trong hệ thống Aquaponics tại nhà hiệu quả, hãy liên hệ Tâm Sạch để được tư vấn, miễn phí khảo sát tại nhà và chọn cho gia đình mình những phương án tối ưu với chi phí hợp lý nhất
Xem sản phẩm do Tâm Sạch cung cấp >>>
Liên hệ : 0909 776 880 để được tư vấn phương án tối ưu nhất.
🏢 Công ty TNHH Tâm Sạch – Cung cấp giải pháp trồng rau sạch tại nhà.
☎Hotline: 0909 776 880
➡ Số 27, Đường số 1, P Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM.
➡ VP : 366 Lê Văn Sỹ, P.2, Q. Tân Bình, Tp.HCM.