Công dụng khổ qua trong y học cổ truyền là tương đối đa dạng. Khổ qua được sử dụng phổ biến để điều trị rôm sẩy cho trẻ em, làm vị thuốc chữa ho hoặc giúp người bệnh hạ sốt.

Tuy nhiên, việc  sử dụng khổ qua sai cách hoặc liều lượng không đúng rất dễ gây ra nhưng tác dụng không mong muốn. Trong bài viết hôm nay, Tâm Sạch xin chia sẽ một số công thức vể công dụng của khổ qua trong chữa trị các bệnh thông thường đạt hiệu quả nhất.

I, Giới thiệu về cây khổ qua:

1, Giới thiệu chung:

Cây khổ qua có tên khoa học là Momordica charantia L, cây thuộc họ bầu bí. Khổ qua còn có một số tên gọi khác trong Tiếng Việt như:  Mướp đắng, Mướp mủ, Lương qua, Chưa rao (Mường), Cẩm lệ chi, Mác khấy (Tày)

Công dụng khổ qua phổ biến trong y học cổ truyền trị các bệnh: Ho, tả, lỵ, giun, dễ tiêu, tê thấp (Quả). Lòi dom (Lá giã đắp). Rôm sảy (Quả nấu nước tắm). Bệnh về gan và lá lách. Ở Ấn Độ, quả và lá chữa trẻ, hủi, vàng da và tẩy giun.

Công dụng khổ qua trị bệnh
Cây khổ qua là loại cây có nhiều lợi ích và dễ trồng trong vườn rau tại nhà

2, Mô tả về cây khổ qua:

Cây khổ qua dễ dàng trồng được từ hạt giống khổ qua >>>. Cây khổ qua thuộc loài thân thảo, dạng cây leo có tua cuốc, thân có thể dài đến 5m, đầu ngọn có nhiều lông tơ nhỏ.

Lá của cây khổ qua mọc sole, phiến là có 3-7 thùy hinh trứng, mép răng cưa. Lá khổ qua thường dài 8-10cm, rộng 4-5cm.

Hoa của cây khổ qua thường mọc xem kẽ ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái mọc chung trên cùng 1 gốc. Hoa khổ qua có cuống dài, cánh hoa màu vàng nhạt, đường kính bông hoa khoảng 2cm.

Trái khổ qua dài 8-15cm, trên quả có nhiều gai u nổi lên, trái non có màu xanh và có vàng vàng đỏ lúc chín. Hạt khổ qua dạng dẹp, kích thước 13-15mm nằm bên trong trái. Hạt khổ qua trong trái chín có một lớp màng đỏ máu bao bọc lại như trái gấc.

3, Thành phần dinh dưỡng và hóa học:

Trong khổ qua có một số thành phần được ghi nhận bao gồm: Peptide, Charantins, Ancaloit, Momocdixin

Ngoài ra, hàng loạt các thành phần dưỡng chất như chất xơ, vitamin, chất béo, khoáng chất cũng được tìm thấy trong lá và quả khổ qua.

II, Công dụng khổ qua trong y học cổ truyền để điều trị một số bệnh:

1, Tính vị của khổ qua trong y học cổ truyền:

Quả và lá khổ qua có vị đắng, tính lạnh. Tác dụng của lá và trái khổ qua được dùng nhiều trong y học.

Hạt có vị đắng hơi ngọt, tính ấm, tác dụng của hạt khổ qua giúp thanh nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu

Công dụng khổ qua trị bệnh
Cây khổ qua được chế biến làm món ăn và là vị thuốc trong y học cổ truyền

2, Liều lượng và cách dùng khổ qua

Ở nước ta, ngoài công dụng làm thức ăn (nấu với thịt làm canh), mướp đắng còn được dùng làm một vị thuốc mát chữa ho, tắm cho trẻ trị rôm sảy, chữa sốt.

Theo sách cổ đông y khổ qua có vị đắng (khổ), tính hàn, không có độc. Ngày dùng chừng 2 quả bỏ hết hạt, nấu mà ăn.

Tác dụng của hạt khổ qua: Hạt dùng với liều 3g hạt khô, dưới dạng thuốc sắc. Tại nhiều nước khác cũng dùng mướp đắng làm thuốc. Ví dụ tại Poocto-Rico (một nước gần Cuba, Châu Mỹ), mướp đắng được dùng chữa bệnh đái đường (Rivera c., 1941. Preliminary Chemical and pharmacological studies cundeamor Momordica charantia Linn-Amer, J.

Tác dụng lá khổ qua: Tại Ấn Độ, nước ép của lá dùng làm thuốc gây nôn, thuốc tẩy trong những bệnh về đường mật, nó có tác dụng chữa giun.

III, Một số bài thuốc đơn giản từ cây khổ qua.

1, Tác dụng nước khổ qua qua trị rôm sảy cho trẻ nhỏ:

Mướp đắng 2-3 quả nấu với nước để tắm cho trẻ em. Ngày 1 lần.

2, Nấu nước khổ qua trị ho:

Mướp đắng 1-2 quả, nấu với nước mà uống làm 1 hay 2 lần trong ngày.

3, Tác dụng quả khổ qua chữa đái tháo đường không phụ thuộc insulin:

Quả mướp đắng còn xanh, thái mỏng, phơi khô tán bột. Ngày uống 12-20g, chia làm 2-3 lần, uống sau bữa ăn với nước

4, Dùng khổ qua chữa chốc đầu trẻ em:

Dùng lá đào nấu nước gội, rồi giã nát quả và hạt mướp đắng bôi

5, Bài thuốc chữa thấp khớp với khổ qua:

Dây lá mướp đắng, dây đau xương (sao rượu), cây xấu hổ (sao), rễ nhàu, cỏ xước, vòi voi (sao), cối xay mỗi vị 8g, rễ ngũ trảo 5g, quế chi 4g, gừng sống 3g, dây thần thông 2g. Sắc uống ngày 1 thang

Công dụng khổ qua trị bệnh
Cần lưu ý một số vấn đề để tránh công dụng không mong muốn từ việc dùng khổ qua làm thuốc

IV, Những lưu ý khi dùng khổ qua để tránh tác dụng phụ không mong muốn:

Mặc dù khổ qua là nguồn nguyên liệu đem lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất dễ phát sinh vấn đề rủi ro. Nhất là trong trường hợp dùng quá nhiều có thể sẽ gây ra một số tác hại sau đây:

1, Kích thích sẩy thai

Đây là một trong những tác dụng phụ khá nghiêm trọng khi sử dụng quá nhiều khổ qua. Nguyên nhân là do một số thành phần trong thảo dược này gây kích thích tử cung.

Những cơn kích thích nhẹ thường gây khó chịu, đau bụng. Tuy nhiên tình trạng kích thích mạnh có thể dẫn đến sinh non hay sẩy thai.

2, Không tốt cho sữa mẹ

Phụ nữ đang cho con bú được khuyến cáo là không nên ăn khổ qua. Bởi một số thành phần mang độc tính nhẹ có trong khổ qua sẽ truyền qua sữa mẹ.

3, Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Mặc dù loại cây này có tác dụng giúp tăng tiết men tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhưng nếu dùng quá nhiều thì ngược lại. Các vấn đề thường phát sinh là tiêu chảy, lỵ cũng như các bệnh về dạ dày.

4, Hạ đường huyết quá mức

Đây cũng là một trong những tác dụng phụ cần lưu ý khi sử dụng khổ qua. Kể cả những bệnh nhân tiểu đường cũng không nên dùng quá nhiều thảo dược này.

Ăn nhiều không chỉ khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột mà còn gây hạ huyết áp. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. Những người bị huyết áp thấp được khuyến cáo là nên hạn chế ăn khổ qua.

 

Dịch vụ lắp đặt vườn rau hữu cơ gia đình của Tâm Sạch cam kết mang lại sự thuận tiện và đảm bảo cho bạn có một nguồn thực phẩm sạch ngay tại nhà.

gọi ngay 0909.776.880

 

Xem sản phẩm do Tâm Sạch cung cấp >>>

Xem báo giá hệ thống Aquaponics giá rẻ >>>

Liên hệ : 0909 776 880 để được tư vấn phương án tối ưu nhất.

🏢 Công ty TNHH Tâm Sạch – Cung cấp giải pháp trồng rau sạch tại nhà.

☎Hotline: 0909 776 880

➡ Số 27, Đường số 1, P Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM.

➡ VP : 366 Lê Văn Sỹ, P.2, Q. Tân Bình, Tp.HCM.

📮 Kênh Youtube Tâm Sạch

 

 

Trả lời