Trộn đất trồng rau là bước tiền đề vô cùng quan trọng góp phần làm cây rau tươi tốt. Trong các thành phố lớn, diện tích đất trồng rau dường như không có. Việc tận dụng các khoảng không gian như trồng rau sân thượng, ban công… để trồng rau là rất cần thiết. Chúng ta có thể lắp đặt kệ trồng rau sạch hoặc tận dụng các vật dụng như thùng xốp, khay chậu nhựa cũ … để trồng rau.
Trong bài viết hôm nay, Tâm Sạch xin giới thiệu công thức trộn đất trồng rau được đánh giá là có hiệu quả cao để trồng rau trong thùng xốp hoặc khay chậu.
Hướng dẫn trộn đất trồng rau trong thùng xốp, khay chậu:
1, Tầm quan trọng không thể bỏ qua của công đoạn trộn đất trồng rau:
Đất đóng vai tròn không thể thiếu trong sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất vừa là giá thể để cây trồng mọc lên, vừa là môi trường chứa nước và cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách hoàn hảo nhất.
Như thế nào là đất sạch:
Đất sạch là đất có chứa các thành phần nguyên tố đa lượng và vi lượng, các thành phần hữu cơ và nhiều thành phần khác cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Đất được coi là sạch và giàu chất dinh dưỡng để trồng cây khi không chứa các thành phần kim loại nặng, không chứa các mầm bệnh, sâu bệnh gây hại cho cây trồng. Đồng thời phải là loại đất không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các thành phần phân bón hóa học trong đó.
Một số kinh nghiện dân gian để nhận biết đất sạch đó là sự sinh trưởng của giun đất dưới lớp đáy. Giun đất sống trong đó còn giúp phân hủy chất hữu cơ, làm giàu dinh dưỡng cho đất trồng cây.
Các loại đất sạch thường sử dụng để trộn đất trồng cây trên sân thượng là đất thịt, đất vườn, đất phù sa hoặc đất pha cát….
Xem thêm: Hướng dẫn cải tạo đất trồng rau sau mỗi vụ gieo trồng
2, Tỷ lệ trộn đất trồng rau:
Không có một công thức xác định nào tối ưu cho tất cả các loại cây, rau. Phụ thuộc vào mỗi loại cây khác, đặc điểm sinh trưởng…để đưa ra một công thức trộn nhất định để trồng cây. Với các loại cây rau ăn lá trồng trong thùng xốp hoặc các kệ trồng rau sạch trên sân thượng, bạn có thể áp dụng tỉ lệ trộn đất như sau:
- Đất thịt trồng cây: 50%
- Giá thể: 30%
- Phân bón hữu cơ: 20%
Các giá thể sử dụng để trộn đất như xơ dưa xay vụn đã qua xử lí, tro trấu hoai mục, than bùn…giúp làm tăng độ tơi xốp cho đất trồng cây.
Phân bón hữu cơ trùn quế Tâm Sạch là một loại phân vi sinh, kết hợp với hệ vi sinh vật có lợi và các loại vi lượng là một sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn để trộn đất trồng cây. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại phân hữu cơ khác như phân bò khô đã qua xử lí, phân dê, rác nhà bếp … để trộn đất.
3, Cách trộn đất trồng rau sân thượng:
- Để trộn đất trồng rau trước tiên cần chuẩn bị các dụng cụ trồng rau như khay chậu nhựa, thùng xốp để trồng rau. Cần lưu ý đục lỗ thoát nước cho các vật dụng trồng rau để tránh rau bị ngập úng.
- Đất trồng: có thể lấy đất trồng từ ruộng và xử lí mầm bệnh, hoặc tiện dụng hơn nữa bạn có thể mua các thành phần hoặc đất trộn sẵn ở các cửa hàng bán vật tư trồng rau.
- Phân bón: phân bón bạn nên trộn đều vào đất, sử dung các loại như phân bò khô đã quá xử lí, phân dê, phân hữu cơ trùn quế…
Cách trộn phân trùn quế với đất trồng rau đơn giản hơn là có thể trộn đều hoặc rải đều trên bề mặt vì phân dễ hấp thụ và lành tính nên không gây nóng, cháy cho rau.
Ngoài ra, nếu bạn không có thời gian và dụng cụ để tự xây dựng vườn rau sân thượng, hãy liên hệ ngay với Tâm Sạch để được tư vấn và lắp đặt vườn rau hữu cơ gia đình trọn gói với giá ưu đãi tốt nhất thị trường
Xem sản phẩm do Tâm Sạch cung cấp >>>
Xem báo giá hệ thống Aquaponics giá rẻ >>>
Liên hệ : 0909 776 880 để được tư vấn phương án tối ưu nhất.
🏢 Công ty TNHH Tâm Sạch – Cung cấp giải pháp trồng rau sạch tại nhà.
☎Hotline: 0909 776 880
➡ Số 27, Đường số 1, P Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM.
➡ VP : 366 Lê Văn Sỹ, P.2, Q. Tân Bình, Tp.HCM.
Pingback: Diệt sùng đất gây hại cho cây trồng bằng 3 cách cực kì đơn gian và dễ làm
Pingback: Phân bò khô đã qua xử lí và phương pháp cải tạo đất trồng rau
Pingback: Diệt ốc sên cho vườn rau vừa an toàn lại hiệu quả với 5++ mẹo vặt sau
Pingback: 7 loại rau ăn lá ngắn ngày không thể thiếu trong vườn rau nhà bạn
Pingback: Trồng đậu rồng trong chậu, thung xốp tại nhà cho thu hoạch 4 mùa